Chuyện gì đã xảy ra? Giá trị thị trường của một công ty đang gặp vô vàn khó khăn đã tăng lên hàng chục triệu USD chỉ sau vài phút, vì họ đã hợp tác với một gã khổng lồ công nghệ để tạo ra một trợ lý ảo và đưa nó vào mọi thứ có thể, từ đồ gia dụng cho đến xe hơi.
Những cơn sốt xung quanh tính năng trợ lý ảo là có thật. Nhưng bây giờ, nó chỉ dừng lại ở đó mà thôi, không hơn, không kém. Ngoài ra, nó còn được cho là bị đánh giá quá cao, cao hơn bất kì công nghệ mới nổi nào khác. Thứ mà lúc bắt đầu chỉ là một tính năng thuận tiện cho việc kiểm soát điện thoại thông minh ở chế độ rảnh tay (hands-free) giờ đã được kì vọng để trở thành một nền tảng điện toán hoàn toàn mới và thay thế chính điện thoại thông minh.
Có Siri, Alexa, Cortana, Google Assistant và Bixby. Mọi công ty công nghệ lớn đều đang cố gắng tạo ra một trợ lý ảo cho riêng mình. Ngoài ra, còn có những startup đang làm điều tương tự, với niềm hi vọng sẽ có thể lật đổ các doanh nghiệp lớn trong tương lai.
Có thể sẽ có ngày mà điều đó xảy ra.
Nhưng bây giờ, trợ lý ảo chỉ là một mớ hỗn độn không hơn không kém, và chỉ khi chúng thực sự hoạt động thì mới tạo ra được "một xíu" thuận tiện cho người dùng. Chúng ta đã được hứa hẹn rất nhiều về AI và điều khiển bằng giọng nói, nhưng thực tế vẫn chưa được như mong đợi. Tệ hơn, không có cách nào để chọn một nền tảng AI ở thời điểm hiện tại vì mọi thứ vẫn còn chưa ổn định, và mỗi hệ thống đều đi kèm với các "caveat" (điều kiện) của riêng mình.
Amazon Echo (ảnh: BusinessInsider)
Bạn muốn dùng Alexa. Tuyệt! Nhưng nó chỉ thực sự hữu ích trên Amazon Echo. Bạn sẽ vẫn phải dùng Siri trên iPhone hay Google Assistant trên điện thoại Android của mình. Hơn nữa, trong khi Amazon đang hãnh diện về việc họ có sự tương thích với các phần mềm bên thứ ba tốt nhất, với hơn 10.000 kĩ năng của Alexa, phần lớn trong số chúng đều khá vô lý khi điều khiển bằng giọng nói. (Bạn hãy thử đặt Uber bằng Echo mà xem. Nó sẽ thử thách tính kiên nhẫn của bạn rất nhiều).
" alt=""/>Alexa, Siri, Google Assistant: Tất cả các trợ lý ảo đang được đánh giá quá mứcPhần lớn các thiết bị đeo/mặc trên người hiện nay đều cứng và không thoải mái, nó còn hạn chế sự vận động của người sử dụng. Cho nên hầu hết các cảm biến được sử dụng để thu thập và truyền dữ liệu trong những thiết bị này. Nhóm các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Harvard và Massachusetts đã kết hợp các yếu tố máy tính vào vải để tạo ra một bộ cảm biến mà con người có thể đeo một cách thoải mái.
Cũng như những bộ quần áo thể theo theo dõi sức khỏe, loại vật liệu mới này vào một ngày nào đó có thể giúp theo dõi những chuyển động của con người để chăm sóc sức khoẻ lâu dài. Người ta thực hiện điều này bằng cách tạo thành bộ xương mềm ở bên ngoài bao xung quanh người sử dụng.
Đồng tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Conor Walsh, cho biết: "Chúng tôi thực sự vui mừng về bộ cảm biến này, vì bằng cách tận dụng các sản phẩm dệt trong xây dựng, nó thích hợp cho việc tích hợp với vải để tạo ra những bộ quần áo bằng tay "thông minh".
Giáo sư Donald Ingber, tác giả chính của nghiên cứu, nói thêm: "Công nghệ này mở ra những phương pháp mới để chẩn đoán và các liệu pháp kết hợp trong này chắc chắn sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc chăm sóc sức khoẻ tại nhà trong tương lai”.
Công nghệ của nhóm bao gồm một tấm silicone mỏng được kẹp giữa hai lớp vải dẫn điện, tạo ra một thứ được gọi là cảm biến điện dung. Loại cảm biến này có thể theo dõi ngay cả những chuyển động nhỏ nhất bằng cách liên tục theo dõi các dòng điện nhỏ khi chúng đi qua vật liệu.
Vật liệu mới để theo dõi sức khỏe (Ảnh: Havard)
" alt=""/>Tìm ra vật liệu biến vải thành thiết bị theo dõi sức khỏeMục tiêu này vừa được Trung Quốc công bố vào ngày 20/7, với mục tiêu gồm 3 bước. Đầu tiên là rút ngắn khoảng cách trong việc dẫn đầu công nghệ và ứng dụng AI nói chung vào năm 2020; sau đó sẽ có những thành công lớn vào 2025, và trở thành người dẫn đầu thế giới trong 5 năm sau.
Theo báo South China Morning Post, kế hoạch tham vọng này sẽ là “mỏ vàng” kinh tế với các công ty công nghệ của Trung Quốc. Ngành AI cốt lõi được đánh giá đạt 150 tỷ nhân dân tệ vào năm 2020, trong khi các lĩnh vực liên quan đến AI có giá trị 1 nghìn tỷ nhân dân tệ, theo dự đoán của chính phủ. Đến năm 2025, những giá trị đó sẽ vượt qua 400 tỷ nhân dân tệ và 5 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Trung Quốc cho biết chính phủ sẽ tài trợ cho các cuộc nghiên cứu về AI, bao gồm phát triển siêu máy tính, chip bán dẫn tốc độ cao, phần mềm và tuyển dụng những tài năng lớn.
Chiến lược tập trung vào AI đặt ra một hướng đi mới cho mô hình kinh tế Trung Quốc, cố gắng “cai sữa” cho các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp nhà nước, tập trung xuất khẩu sản xuất, sáng tạo để bắt kịp với tương lai. Theo báo cáo mới đây của hãng nghiên cứu PricewaterhouseCoopers, có tới 26% GDP của Trung Quốc có thể được tạo ra nhờ các ngành công nghiệp liên quan đến AI vào năm 2030, đưa Trung Quốc trở thành người hưởng lợi lớn nhất thế giới từ lĩnh vực này.
" alt=""/>Trung Quốc đặt tham vọng dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo vào 2030